Trẻ khò khè về đêm – Dấu hiệu cảnh báo cha mẹ không nên bỏ qua

Trẻ khò khè về đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Hãy cùng Fyto+ khám phá nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc đúng cách khi trẻ bị khò khè về đêm để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

1. Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ

Trẻ khò khè về đêm luôn khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp tiềm ẩn. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Viêm tiểu phế quản: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây cản trở đường thở nhỏ, dẫn đến tiếng khò khè khó chịu.
  • Hen suyễn: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng khò khè vào ban đêm. Hen suyễn thu hẹp đường thở, làm trẻ khó thở, đặc biệt trong những đêm lạnh.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Sự trào ngược axit từ dạ dày có thể kích thích đường thở, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và khò khè.
  • Dị vật đường thở: Những dị vật nhỏ kẹt trong đường hô hấp cũng có thể gây ra âm thanh khò khè.

Viêm tiểu phế quản, hen suyễn là một trong các nguyên nhân khiến trẻ khò khè, khó thở

2. Triệu chứng nhận biết

Để kịp thời xử lý tình trạng khò khè ở trẻ, cha mẹ cần chú ý nhận biết các triệu chứng sau:

  • Tiếng thở rít hoặc khò khè: Âm thanh này có thể dễ dàng nghe thấy khi bé hít vào hoặc thở ra, đặc biệt là trong lúc nằm ngủ.
  • Khó thở: Trẻ có thể gặp khó khăn khi hít thở sâu, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và sự quấy khóc.
  • Ho và thở nhanh: Trẻ ho liên tục, kèm theo việc thở nhanh hoặc sử dụng cơ hô hấp phụ (lồng ngực phập phồng).

3. Cách chăm sóc trẻ bị khò khè

Nếu trẻ khò khè về đêm nhưng tình trạng không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp bé thở dễ dàng hơn:

  • Giữ ấm đường hô hấp: Đảm bảo rằng trẻ không bị lạnh, đặc biệt là vùng cổ và ngực.
  • Tăng cường độ ẩm không khí: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm dịu đường thở.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, giúp bé thở thông thoáng hơn.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Nếu trẻ có triệu chứng trào ngược, tránh cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ.

Vệ sinh mũi cho trẻ có thể giúp bé giảm khò khè và thông thoáng đường thở hơn

4. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Mặc dù nhiều trường hợp khò khè có thể được giải quyết tại nhà, nhưng cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khi:

  • Trẻ khò khè kéo dài, không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà.
  • Trẻ khó thở, thở nhanh hoặc ngực phập phồng mạnh.
  • Trẻ có dấu hiệu môi tím tái, da tái nhợt – đây là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy.
  • Trẻ ho nhiều kèm theo sốt cao, quấy khóc không dứt.

5. Bronchokid – Giải pháp hỗ trợ hô hấp cho trẻ

Khi trẻ khò khè do các vấn đề hô hấp như viêm tiểu phế quản hay hen suyễn, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là hết sức cần thiết. Bên cạnh các loại thuốc giãn phế quản hoặc chống viêm mà bác sĩ kê đơn để kiểm soát tình trạng bệnh, các sản phẩm siro ho hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược tự nhiên cũng được các bác sĩ và phụ huynh tin dùng.

Bronchokid được chiết xuất từ cỏ xạ hương và plantain, với cơ chế giảm ho, long đờm. Bronchokid không chỉ giúp làm giảm triệu chứng khò khè mà còn giúp bé thở dễ dàng hơn, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Bronchokid – Giải pháp hỗ trợ hô hấp cho trẻ, giảm tình trạng trè khò khè về đêm

Trẻ khò khè về đêm không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhưng việc nhận biết và xử lý kịp thời rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của bé. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho ba mẹ những thông tin hữu ích về chăm sóc đường hô hấp, giúp bé giảm tình trạng khò khè và có giấc ngủ dễ chịu hơn khi mùa thu đông đang đến gần.